Atletico mới đáng xem nhất!
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.Top 10 kem chống nắng phổ rộng được bình chọn bảo vệ da toàn diện
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trong căn nhà ấm áp trên mặt tiền đường Thoại Ngọc Hầu (Q.Tân Phú, TP.HCM), người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ vẫn miệt mài bên xe nước mía phía trước.Xe nước mía của ông Huseyin được nhiều người biết tới từ những ngày mới mở bán hồi tháng 10.2024, khi hình ảnh một "ông chú" người Thổ Nhĩ Kỳ vui vẻ, nhiệt tình bán món đồ uống Việt Nam quen thuộc lan tỏa khắp mạng xã hội.Phía trước xe có dán dòng chữ: "Tôi là người Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi bán các loại nước. Tôi không biết tiếng Việt, mong cả nhà ủng hộ cho tôi. Cảm ơn!". Chính sự ủng hộ của khách đã khiến việc buôn bán của người đàn ông ngoại quốc ngày càng thuận lợi hơn."Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ được biết tới nhiều ở TP.HCM, nhiều người cũng nghĩ là người Thổ Nhĩ Kỳ như tôi thì nên bán món này mới đúng. Nhưng tôi không thích buôn bán các món mặn, tôi thích bán các loại nước này hơn. Trước khi bán, tôi cũng đã dành thời gian để học cách pha chế", ông chia sẻ.Mọi chuyện bắt đầu từ năm 2017, ông Huseyin đang làm công nhân xây dựng ở TP.Tunceli vô tình quen biết bà Nguyễn Thị Chung (48 tuổi, ngụ TP.HCM) qua mạng xã hội.Sau thời gian dài nhắn tin, tìm hiểu, vì tìm thấy sự đồng điệu trong tâm hồn và tính cách nên năm 2019 ông quyết định đến TP.HCM gặp gỡ. Sau đó không lâu, họ kết hôn và ông quyết định sống ở Việt Nam.Năm nay là năm thứ 5 người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ đón tết ở Việt Nam bởi từ lúc chuyển đến TP.HCM sinh sống, làm việc, ông chưa có dịp về nước. Ngày trước, ông phụ bà Chung công việc kinh doanh, tuy nhiên những tháng gần đây ông quyết định kinh doanh riêng bằng xe nước nho nhỏ với sự hỗ trợ nhiệt tình từ vợ.Nhiều năm sống cùng nhau, người vợ nói rằng điều bà quý nhất trong tính cách của ông chính là sự hiền lành, chăm chỉ, sống tình cảm. Sự khác biệt về ngôn ngữ không ảnh hưởng tới cuộc sống của vợ chồng bởi họ luôn thấu hiểu, chia sẻ và cảm thông cho nhau.Ngược lại, với người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ, vợ là một người chu đáo, biết quan tâm, chăm sóc cho chồng. Nhờ có tình yêu thương và sự hỗ trợ từ vợ, cuộc sống ở Việt Nam với ông không quá khó khăn để thích nghi.Bà Chung cho biết cái tết ấn tượng nhất có lẽ là tết đầu tiên của bà và chồng ở Việt Nam. Thời điểm đó, ông Huseyin vô cùng phấn khích trải nghiệm những hoạt động đón tết ở TP.HCM. "Những ngày giáp tết, vợ chồng tôi đi chợ tết mua sắm. Sau pháo hoa giao thừa, ông ấy chở tôi đi chùa ở gần nhà cũ ở Q.8. Những ngày trong tết, 2 vợ chồng đi dạo đường hoa, đi du xuân. Lúc đó nhà có mua pháo giấy để bắn, ông ấy rất thích loại pháo này, thấy pháo bắn ra là cười tươi lắm", người vợ háo hức kể. Có năm, người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ theo vợ về quê nhà Quảng Ngãi ăn tết. Ông cho biết lần đầu về quê vợ, mọi người tò mò vây quanh, hỏi thăm khiến ông vừa bất ngờ, vừa vui. Ông dành những phong bao lì xì cho các cháu trong gia đình theo đúng phong tục truyền thống.Với ông Huseyin, đón tết ở Việt Nam là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất, khác hoàn toàn so với đất nước của ông. Mỗi năm đón tết trôi qua, ông lại càng thích, càng yêu thêm tết, văn hóa Việt Nam và muốn sống ở đất nước này mãi mãi."Năm nay, vợ chồng tôi dự định sẽ tiếp tục đón tết ở TP.HCM. Cũng như mọi năm, vợ chồng tôi vẫn sẽ cùng nhau đi chùa, đi chợ tết. Dự định những ngày gần tết, vợ chồng tôi cũng ghé chợ hoa thăm một người quen bán hoa ở Q.8, anh cũng phụ chị bán hoa vì năm ngoái anh bán cũng… đông khách", bà Chung cười kể lại.2 vợ chồng đã dành những lời chúc năm mới đặc biệt cho quý bạn đọc Báo Thanh Niên với mọi điều tốt đẹp nhất. Họ hy vọng mỗi năm trôi qua, họ lại đồng hành cùng nhau, hạnh phúc trong cuộc sống vợ chồng và tiếp tục đón tết Việt Nam.
Quán phở 3 đời ở TP.HCM, bán suốt 24/24: Mỗi ngày bán… '1 con bò'
Những nhà đồng hành cùng giải quần vợt chào mừng sinh nhật Diễn đàn cộng đồng Tennis Việt Nam
Cô Monique Bertrand (38 tuổi) sống với gia đình ở khu vực Lewisham, phía nam thành phố London (Anh). Vào tháng 10.2013, cô bị chẩn đoán mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), theo tờ Daily Star (Anh).
Phục thiện giang hồ: 'Đại ca' ra tù cảm hóa trẻ hư
Chiều 25.2, Trưởng ban Tổ chức T.Ư Lê Minh Hưng (Trưởng đoàn kiểm tra) và Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến chủ trì hội nghị công bố quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đối với Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể T.Ư.Theo quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư được công bố, nội dung kiểm tra bao gồm việc thực hiện tổng kết Nghị quyết 18 về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, gắn với việc thành lập và hoạt động của các đảng bộ mới; tổ chức thực hiện Chỉ thị 35 về đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng; việc triển khai thực hiện Nghị quyết 57 về đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia và thực hiện Kết luận 123 của T.Ư Đảng về bổ sung mục tiêu tăng trưởng 2025 trên 8%.Phát biểu tại hội nghị, Trưởng ban Tổ chức T.Ư Lê Minh Hưng, Trưởng đoàn kiểm tra, cho biết nội dung của đoàn kiểm tra là đánh giá kết quả thực hiện trong quán triệt và tổ chức thực hiện trên thực tế của các cấp ủy đảng với 4 nhiệm vụ rất quan trọng.Theo ông Lê Minh Hưng, đây là nét mới trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. "Việc kiểm tra được tiến hành ngay sau khi T.Ư Đảng, Bộ Chính trị ra nghị quyết, để đánh giá việc quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện như thế nào ngay từ khi mới ban hành chứ không đợi sau này mới sơ kết, tổng kết", ông Hưng nhấn mạnh.Trưởng ban Tổ chức T.Ư cũng nhấn mạnh, việc kiểm tra đặt trong bối cảnh các tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức vừa thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy còn giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư nắm bắt khó khăn, vướng mắc nảy sinh để kịp thời chỉ đạo, xử lý, giúp bộ máy hoạt động thông suốt; cùng đó phát hiện cách làm hay, mô hình tốt để nhân rộng.Với nhiệm vụ sắp xếp, tinh gọn bộ máy, ông Lê Minh Hưng cho biết, tại Kết luận 126 mới đây, Bộ Chính trị yêu cầu Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể T.Ư phải hoàn thành kiện toàn nhân sự, quyết định thành lập, cơ cấu tổ chức đảng đảng ủy trực thuộc, cơ quan tham mưu giúp việc của các đảng ủy mới thành lập và cơ quan tham mưu, giúp việc của các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc.Cùng đó, phải rà soát chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức trực thuộc. Nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp lại các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng về trực thuộc T.Ư MTTQ Việt Nam, đồng bộ với cơ cấu tổ chức đảng hiện nay; đề xuất chủ trương sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, quy định của Đảng có liên quan."Đi kèm với đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức thì phải đề xuất sửa đổi văn bản pháp luật, kể cả một số văn bản pháp luật rất quan trọng, như Hiến pháp và văn bản có liên quan", ông Lê Minh Hưng nhấn mạnh, và đề nghị Đảng ủy MTTQ nghiên cứu, đóng góp ý kiến về vấn đề này.Theo ông Hưng, việc triển khai đúng tinh thần "vừa chạy, vừa xếp hàng", làm kỹ lưỡng, cẩn trọng nhưng phải nhanh. "Theo Kết luận 126 thì bộ máy chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp huyện như thế nào, đi kèm với việc đó là các tổ chức chính trị xã hội từ T.Ư đến địa phương sắp xếp lại ra sao? Các tổ chức đảng tới đây sắp xếp thế nào?", ông Lê Minh Hưng cho biết và nói đây là vấn đề đang phải nghiên cứu nhanh để báo cáo T.Ư, vì T.Ư Đảng có thể họp trước tháng 5. Với đề án bổ sung mục tiêu tăng trưởng 2025 trên 8%, ông Lê Minh Hưng cũng đề nghị Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể T.Ư tham gia huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phòng, chống lãng phí để đạt được mục tiêu T.Ư đề ra.